Ấm trà - từ dân gian đến chốn thiền môn

Người Việt từ xưa dù sống ở Đồng Bằng hay miền núi, dù là người sang hay kẻ hèn, luôn giữ một tập tục quý - tục uống trà. Trà không thể thiếu vào những ngày giỗ, tết trên bàn thờ tổ tiên hay bên lề hội họp.

Người Việt từ xưa dù sống ở Đồng Bằng hay miền núi, dù là người sang hay kẻ hèn, luôn giữ một tập tục quý - tục uống trà. Trà không thể thiếu vào những ngày giỗ, tết trên bàn thờ tổ tiên hay bên lề hội họp. Trà là cái bắt đầu, là sự kết thúc, sự kết thúc. Cả bốn mùa xuân Hạ, Thu, Đông, người ta uống trà để "phản quan tự kỷ", vui uống, buồn uống , một hay nhiều người cũng uống, uống trà để thấy chính mình, để sẻ chia.. Sự tha thiết ấy phải chăng vì trà là người bạn trung gian, một nét văn hóa sống của người Việt. Bài viết dưới đây Notetea xin giới thiệu đến bạn đọc Ấm trà - từ dân gian đến chốn thiền môn.

Phòng thưởng trà

1. Trà từ dân gian, cung đình.

Uống trà đã trở thành một thói quen của người Việt từ xa xưa. Trà không những được dùng làm thức uống mà còn là phẩm vật trong sính lễ, ma chay, tạ lễ, tiếp khách, khách đến chơi thì dù chủ nhà có bận đến mấy cũng dừng việc, và pha trà tiếp khách. Người bình dân uống trà theo kiểu bình dân, quý tộc thì sẽ có tiệc trà theo kiểu quý tộc. Tất cả đều thể hiện sự trân trọng, lòng hiếu khách. Bên tách trà nóng, biết bao điều được đề cập, thổ lộ, tâm tình. Ngày nay, vẫn còn nhiều người nhất là ở thôn quê rất thích dùng chè xanh với vị ngọt chát, hương thơm nhẹ nhàng. Chè xanh được pha chế rất giản dị, dù mưa hay nắng, ấm chè anh bên bếp lửa hồng vẫn cứ hiện hữu như một phần đời không thể thiếu trong cuộc sống trong thường nhật của người dân quê. 

chốn thiền yên bình

Về nguồn gốc của cây chè, theo Lục Vĩ về cây chè đã từng có mặt ở Trung Hoa, qua thời gian người Trung Hoa nâng việc uống chè thành nghệ thuật ấm trà, hay còn gọi là Trà Kinh. Còn ở Việt Nam, uống trà đã trở thành một thú chơi, là một loại hình nghệ thuật với đầy đủ ý nghĩa của nó. Dù không có những tác phẩm kinh điểm về trà như ấm trà của "Lưu Hồng" hay trà kinh của Lục Vũ ( Trung Quốc ) nhưng Việt Nam vẫn có " Văn hóa trà ", thể hiện tâm tư tình cảm của con người thông qua chén trà. Uống trà đã trở thành thú vui tao nhã, một nét văn hóa của người Việt Nam, được xem như thuật ứng xử trong cuộc sống.

Trải qua biến cố lịch sử, nhiều gia đình ngày nay vẫn lưu giữ những bộ tách trà cổ quý giá, với những kiểu ấm, chén dành cho độc ẩm, song ẩm hay quần ẩm. Để có một cuộc trà ngon với đầy đủ lễ nghi phải hội đủ những tiêu chí: Nhất thủy (tức nước pha trà), Nhì trà (loại trà ngon), Tam bôi, Tứ bình (là dụng cụ để pha và uống trà). Tùy theo từng miền Bắc, Trung , Nam mà cách dùng ấm và chén trà có khác. Người Huế còn dùng kiểu Vu xuân thu ẩm - cho mùa Xuân và mùa Thu; kiểu Hạ ẩm dùng cho mùa Hạ, chén nhỏ giúp nước nhanh nguội; kiểu Đông ẩm thì chén trà dày, lòng chén sâu giữ cho trà lâu nguội.

Mời trà là một lối ứng xử văn hóa biểu hiện sự lễ độ, lòng mến khách. Uống trà cũng là một cách ứng xử văn hóa, uống để đáp lại lòng mến khách của người mời trà, để bắt đầu lời tâm sự. Uống từng ngụm nhỏ để cảm thức hết các dư vị của trà, mỗi loại trà có những vị hương khác nhau, khi thì đằm thắm hương cúc, lúc thì ngọt ngào hương nhài và bát ngát hương sen… Mời và dùng trà cũng là biểu hiện sự tri kỷ, kết giao, lòng mong muốn hòa hợp.
 
Đôi khi trà đối với con người như là bạn là tri kỷ, trà mang lại cái hương vị ngọt ngào của cuộc sống, đắng chát của cuộc đời và mênh mang triết lý nhân sinh. Chúng ta có thể uống trà vào bất cứ thời khắc nào trong ngày. Như thế, trong đời sống thường nhật, uống trà đã trở thành nét nghệ thuật, nghĩa cử thanh cao, thanh thản và thăng hoa tâm hồn. Như một nghệ thuật sống, uống trà làm khuây khỏa đi bao buồn phiền trong cuộc đời: “Biết bao giờ mới gặp, bạn trà trên nhân gian. Lưu tình trong chén sứ, trong hương trà quan san”.

Trà ngon
 

2. Đến chốn thiền môn.

Nếu trà đạo Nhật Bản chú trọng đến không gian trà thất và nâng nghệ thuật uống trà thành trà đạo, người Trung Hoa chú trọng đến pháp thức uống trà, từ đó đưa nghệ thuật uống trà thành Trà Pháp thì người Việt Nam, có lẻ cửa phật là nơi thích hợp nhất cho việc thưởng trà và đồng nhất việc uống trà thành phương pháp " tĩnh tâm đều tức ", Trà thiền. Người thế tục uống trà để tìm sự bình an giữa cõi tục để tự mình khám phá những ý niệm, những suy nghĩ tâm đắc trong cuộc đời. Trà ở nhà phật khác với đời thường, cuộc thiền trà có thể đưa con người vào trạng thái an tĩnh, cho nên trà được xem như phương tiện tĩnh tọa, nên có câu: " Trà vị thiền vị thị nhất vị " nghĩa là trà và thiền là một. 

Phải nói rằng Thiền trà ở cửa Phật thể hiện rõ nét những triết lý Nho, Phật và Lão Trang qua bốn chữ Hòa kính, Thanh, Tịnh. Hòa là hòa sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, Kính là sự kính trọng, biết ơn sự tồn tại của sự vật, Thanh là sự thanh khiết của vật chất và tinh thần. Tịnh là sự bình an của tâm hồn. Uống trà khiến cho tâm trí minh mẫn, tinh thần sảng khoái, giúp con người thăng hoa đời sống tinh thần. Trải qua thời gian, trà lặng lẽ bước vào đời sống con người, tuy hết sức tình cờ, giản dị nhưng lại mang nét thanh tao. Từ bao giờ, uống trà đã trở thành thú vui của nhiều người. trà là khúc nhạc hay, tuy không có thanh điệu khiến người uống phải đồng âm hòa lại. Người ta có thể uống trà trong im lặng và nhiều khi im lặng là “nói” rồi nên có thể xét đoán tâm lý người đối ẩm lúc thưởng trà. Khi trà trở thành thú chơi tao nhã thì người ta không thể quên vì trà đồng nghĩa với sự sảng khoái, sự tỉnh táo, sự tĩnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác.