Lịch sử phát của cà phê từ xa xưa
Nếu bạn là dân nghiên cà phê thì ít nhiều sẽ có những câu chuyện về nó. Vậy có bao giờ bạn trăn trở rằng, cà phê xuất hiện như thế nào và tại sao lại gọi là cà phê, nó đến từ đâu và tại sao Việt Nam trồng được nhiều cà phê như vậy? Vậy lịch sự của cà phê ra sao? Bài viết dưới đây Notetea sẽ bật mí cho bạn biết được lịch sử phát của cà phê từ xa xưa:
Cà phê là một loại thức uống được ủ cà phê rang, lấy từ quả của cây cà phê, các giống cây cà phê được bắt nguồn từ vùng nhiệt đới Châu Phi và các vùng Madagascar, Comoros, Mauritius và Reunion trên Ấn Độ Dương. Giống cây này được xuất khẩu từ Châu Phi tới các nước trên Thế Giới và hiện nay được trồng tổng cộng tại hơn 70 quốc gia, chủ yếu là các khu vực nằm gần, đường xích đạo thuộc Châu Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ và Châu Phi.
1. Gốc của cây cà phê.
Chuyện kể rằng vào năm 1671, những người chăn dê ở Kaffa, phát hiện ra một số con dê trong đàn sau khi ăn một cành cây có hoa trắng và quả màu đỏ đã chạy nhảy không mệt mỏi cho đến tận đem khuya, họ đem chuyện này kể với các thầy tu tại một tu viện gần đó. Khi người chăn dê trong số đó ăn thử loại quả màu đỏ đó anh ta đã xác nhận công hiệu của nó. Sau đó các thầy tu đã đi xem xét lại khu vực ăn cỏ của bầy dê và phát hiện ra một loại cây có lá xanh thẫm và quả giống như quả anh đào, họ uống nước ép ra từ quả đó và tỉnh táo cầu nguyện chuyện trò cho đến tận đem khuya. Như vậy có thể coi rằng nhờ chính đàn dê này mà con người đã biết được cây cà phê. Cà phê là một cây nhiệt đới, sống ở môi trường ẩm ướt có lượng mưa bình quân là 1500 mm trên năm và khoảng nhiệt độ từ 19 đến 25 độ C, hầu hết các đồn điền cà phê công nghiệp là ở gần đường xích đạo và ở độ cao 300 đến 2000m so với mực nước biển. Cây cà phê bắt nguồn từ Châu Phi. Có ba loài cà phê và mỗi loài có rất nhiều biến thể. Các biến thể của cà phê là kết quả của đột biến tự nhiên và cả của công nghệ sinh học.
2. Lịch sử phát triển cà phê.
Loại cây cà phê đầu tiên chỉ được trồng ở Châu Phi và Ả Rập, nhưng sau được đem phân bố ở nhiều nơi trên thế giới và điều kiện hợp phong thổ. Người Hà lan đem việc phổ biến canh tác cà phê đến các xứ thuộc địa của họ. Năm 1710 thương gia Âu Châu đem cây cà phê về và trồng thử trong các khu vườn sinh vật ở Châu Âu. Amsterdam là nơi đầu tiên cây cà phê nảy mầm trên lục địa Châu Âu. ở Việt Nam cây cà phê có một chặn đường lịch sử lâu dài cùng những biến động thăng trầm của đất nước từ thời kỳ của thực dân pháp đô hộ nước ta đến nay cà phê đã là biểu tượng tự hào của những người làm nong nghiệp Việt Nam trở thành loại hạt có giá trị xuất khẩu cao nhất nước, bên cạnh các loại nông sản khác như lúa, tiêu, điều.... Khởi đầu bước ngoặc trong lịch sử cà phê Việt Nam là từ những năm 1957 do các thầy tu mang về trồng tại nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kon Tum. Năm 1888 đồn điền cà phê đầu tiên được người Pháp khởi sự nằm ở Ké Sở, Bắc Kỳ với giống cà phê trồng ở vùng ven sông, tiếp đến là những cây cà phê được trồng ở vùng Tây Bắc, Phủ Quỳ - Nghệ An, ĐắkLăk, Lâm Đồng.
3. Cà phê được trồng và phát triển rộng rãi trên thế giới.
Sự canh tranh về cây cà phê ngày càng căng thẳng, khi nhu cầu về thức uống ngày càng tăng cao, người Ả rập đã không thể duy trì vị thế độc quyền của mình và để những nước khác có được cây giống. Nhà truyền giáo, du khách, thương dân và người dẫn thuộc địa tiếp tục mang các loại hạt cà phê đi khắp thế giới, chúng được gieo trồng khắp nơi. Kết quả chỉ trong vòng 100 năm, xuất hiện rất nhiều loại cà phê khác nhau và cà phê là loại hàng hóa phổ biến nhất trên thế giới. Từ thế kỷ 18 thì cà phê đã trở thành một trong những cây trồng xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao nhất trên thế giới.
4. Cà phê ở Việt Nam.
Đồn điền cà phê được lập ở Việt Nam là do người Pháp khởi sự ở gần Kẻ Sở, miền Bắc vào năm 1888. Giống cà phê Arabica ( Tức là cà phê chè ) được trồng ở vùng ven sông. Sau một canh tác cà phê lan xuống vùng Phủ Lý, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tu, Di Linh, năm 1937 -1938 tổng cộng trên lãnh thổ Việt Nam có 13.000 Ha cà phê, cung ứng 1.500 tấn. Hiện tại, Việt Nam có 3 loại cà phê chính, đó là cà phê chè ( arabiaca ), cà phê vối ( robosta ), cà phê mít ( lyerica ). Cho đến nay sản lượng cà phê chiếm 8% sản lượng nông nghiệp, chiếm 25% giá trị xuất khẩu và là nước xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới và hai tỉnh có diện tích canh tác lớn nhất là ĐăkLak và Gia Lai mang lại việc làm ổn định, thu nhập cao cho hàng triệu người, góp phần ổn định kinh tế xã hội ở những vùng xa xôi lẻo hánh, dân tộc ít người...
Bình luận về tin tức này
Xem Thêm Bình luận