Phong cách uống trà của người Việt

Người ta có thể uống trà trong yên lặng suy ngẫm như để giao hòa với thiên nhiên, như để tiếp cận giữa con người với môi trường như để nhận xét, để thảo hoạch những dự án phúc lợi cho đại chúng. Khi đã trở thành thói quen rồi thì khó mà quên được, trà đồn

Phong cách uống trà của người Việt không hề bị ảnh hưởng của người Tàu hay người Nhật như quan niệm của nhiều người. Nghệ thuật uống trà phản ánh phong cách văn hóa ứng xử của người Việt Nam. Trong gia đình truyền thống, người nhỏ pha trà mời người lớn, phụ nữ pha trà mời các ông. Người ta có thể uống trà trong yên lặng suy ngẫm như để giao hòa với thiên nhiên, như để tiếp cận giữa con người với môi trường như để nhận xét, để thảo hoạch những dự án phúc lợi cho đại chúng. Khi đã trở thành thói quen rồi thì khó mà quên được, trà đồng nghĩa với sự tỉnh thức, sáng suốt, mưu cầu điều thiện, xa điều ác.

Pha trà

Theo truyền tụng thì hình thức uống trà được khỏi nguồn từ các chùa chiền gọi là Thiền Trà. Các nhà sư thường uống trà trước các thời công phu sớm chiều. Cuộc đời trần tục nhiều hệ lụy, trà giúp con người tỉnh được mộng trần, rửa được lòng tục, xóa tan cảm giác tĩnh mịch chốn thiền môn. Ngày nay chỉ còn ngôi chùa Từ Liêm ngoài Bắc là giữa được nghi thức Thiền Trà. Sau đó, trà được ưa chuộng trong giới quý tộc, trong cung đình như là một bằng chứng của sự quyền quý, để phân biệt với giai cấp thứ dân trong xã hội phong kiến. Kể đến trà chinh phục được các tần lớp trung lưu, nhất là các nhà no, các chú học trò " dài lưng tốn vải ăn no lại nằm " mượn ấm trà để bàn luận văn thi phú, để tiêu khiển giải trí sau những giờ điên đầu vật vã với tứ thư ngũ kinh.

rót trà

Do đó, dần dà uống trà là là một lối tiêu khiển thanh đạm được tất cả mọi người ưa chuộng, pha trà mời khách cũng phải tốn rất nhiều công phu hàm dưỡng và trở thành một nghi thức. Trà phong Việt Nam thật là trân trọng ở cách dâng mời nhiều ngụ ý, dù mưa nắng hay sớm chiều, buồn vui khách không thể từ chối một chung trà trong khi gia chủ trang trọng hai tay dâng mời.

Mời trà là một hành vi biểu hiện phong độ thanh nhã và hiếu khách của hầu hết các gia đình Việt Nam. Kỵ nhất là tiếp khách bằng những tách trà còn đống ngấn hoen ố của lớp trà cũ. Cũng không bao giờ tiếp khách bằng ấm trà nguội. Tách trà tiếp khách là thể hiện những tình cảm tối thiểu nhất, không thể tùy tiện coi thường, dù không nhất thiết là loại trà thưởng hảo hạng.

 

Uống trà cũng phải từ ngụm nhỏ, để cảm nhận hết cái dư vị thơm ngon của trà, cái hơi ấm của trà tỏa vào hai bàn tay ấp ủ nâng chén trong mùa đông tháng giá, làm ấm lòng viễn khách, uống trà là một cách biểu thị sự tâm đắc, trình độ văn hóa và cảm tình cùng người đối thoại. Trong ấm trà ngon, người cùng uống tâm đầu ý hợp, dưới ánh trăng thanh gió mát, ngắm khung cảnh tĩnh mịch của núi rừng mà luận bàn thế sự thì không còn gì thú vị hơn nữa. Chỉ có những tao nhân mặc khách mới thưởng thức được trọn vẹn cái phong vị của cách uống trà này, chứ không phải như kẻ phàm phu tục tử bưng ly trà to lên uống ừng ực, người ta gọi là "ngưu ẩm" hay như là trâu uống nước.

Trà

Ngoài các lối uống trà đơn giản đến cầu kỳ trong các gia đình Việt Nam, các cụ ngày xưa còn có những hình thức hội trà, đó là uống trà thưởng xuân, uống trà thưởng hoa, uống trà ngũ hương, hội trà là tụ họp những người bạn sành điệu cùng chung vui trong các dịp đặc biệt hoặc có hộp trà ngon, hay có 1 chậu hoa quý hiếm trổ bông, hay trong nhà có giỗ chạp.

Thưởng trà đầu xuân là thói quen của các cụ phong lưu, khá giả. Trước tết các cụ tự đi chọ mua các cành mai, đào, thủy tiên, hay các chậu hoa lan, hoa cúc ở tận các nhà vườn và chuẩn bị đầy đủ các thứ cần thiết, nhất là một hộp trà hảo hạng. Sáng mồng một, cụ pha một bình trà và ngồi chỗ thích hợp nhất, thường là giữa nhà. Cụ ngồi tĩnh tâm, ngắm nhìn những đóa hoa nở rộ, thưởng trà, khoảng 8h sáng, cả đại gia đình sum hộp quanh bàn trà, chúc thọ cụ và nghe những dặn dò. Trẻ con thì chờ lì xì.

Hội trà ngũ hương thì chỉ giối hạn có năm người thôi. Trên khây trà có 5 lỗ trũng sâu, dưới các lỗ trũng đó để 5 loại hoa đang độ ngát hương: Sen, lâu, lài, sói, cúc. Up chén trà che kính, các hoa lại rồi mang khây để trên nồi nước sôi cho hương hoa bắt đầu xông lên bám vào lòng chén. Pha bình trà cho thật ngon rót đều vào từng chén, mỗi người tham dự khi uống trà phải đoán hương trà mình uống và nhận xét. Sau mỗi tuần trà lại hoán vị các chén trà để mọi người đều thưởng thức được hết tinh túy của năm loại hoa.