Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm
Từ rất lâu, gừng được xem là một sản phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn chỉ nên ăn gừng vào buổi sáng và tránh ăn gừng vào buổi tối. Có câu nói rằng: " Buổi sáng ăn gừng, tốt hơn uống nước sâm, buổi tối ăn gừng, chẳng khác ăn thạch tín". Vì sao lại như thế thì hãy cùng NOTEtea tìm hiểu sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm nhé!
1. Vì sao nên ăn gừng vào buổi sáng?
Theo đông y, vào buổi sáng trong dạ dày còn rỗng và tích tụ nhiều âm khí. Ăn gừng sẽ giúp xua tan khí âm trong dạ dày, khích lệ dương khí bốc lên, làm ấm cơ thể. Ngoài ra, rừng sẽ được hấp thu và phát huy công dụng tốt hơn. Do dạ dày còn rỗng, không có một quá trình nào cản trở quá trình hấp thu rừng của cơ thể.
2. Lợi ích khi ăn gừng vào buổi sáng.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Gừng có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Thêm vào đó, gừng còn giúp chữa trị chứng đầy hơi, nặng bụng, đau bụng...
- Phòng ngừa và điều trị cảm lạnh: Nhờ tính nóng, ấm, vị cay của mình nên gừng là bài thuốc hiệu quả để trị ho, cảm, làm ấm cơ thể.
- Phòng bệnh sỏi mật: Trong gừng có chứa gingerol - chất có khả năng làm giảm sự hình thành sỏi mật.
- Phòng chống bệnh tim mạch: Gừng kích thích tuần hoàn máu, kích thích thần kinh tim, giãn mạch, phòng chống hiệu quả bệnh tim mạch.
- Giảm đau và kháng viêm: Gừng không có tác dụng làm giảm đau ngay lập tức, cần phải dùng thường xuyên, lâu dài để gừng phát huy tác dụng giảm đau. Ngoài ra, gừng còn có khả năng điều trị viêm lợi, viêm nha chu, giảm cơn đau bụng do kinh nguyệt.
3. Một số cách ăn gừng.
- Cứt lát mỏng gừng đã gọt vỏ. Ngậm lát gừng trong miệng từ 10 đến 30 phút để cho mùi gừng thơm, nồng khắp khoang miệng và mũi.
- Pha trà gừng ấm cùng với mật ong và một ít nước cốt chanh để thưởng thức vào buổi sáng.
- Khi nấu bữa ăn sáng, bạn cũng có thể cho thêm một vài lát gừng vào súp, nước luộc rau.
- Khi chế biến gừng, cần gọt sạch vỏ, không sử dụng gừng tươi bị dập hay mọc mầm.
Tuy gừng là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng sai thời điểm sẽ đem lại những tác dụng không mong muốn, đặc biệt là khi dùng gừng vào buổi tối. Buổi tối là lúc cơ thể cần nghỉ ngơi, do bản thân gừng có tính cay, nóng nên sẽ khiến cơ thể nóng lên, kích thích các cơ quan trong cơ thể hoạt động. Điều này khiến cơ thể không được nghỉ ngơi, gây khó chịu, khó đi vào giấc ngủ.
4. Một số trường hợp không nên uống nước gừng.
- Người gặp chứng bệnh về gan: Khi mắc các chứng bệnh về gan, nếu ăn hoặc uống nước gừng sẽ khiến các tế bào gan bị hủy hoại.
- Người bị sỏi mật: Bởi tính chất cay nóng của gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật, uống thuốc không thể tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài được.
- Phụ nữ trong nữa kỳ cuối mang thai: Trong nữa cuối của thai kỳ nên hạn chế nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.
- Người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt: Người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất kì lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao.
- phản ứng với thuốc: Tốt nhất là không nên kết hợp gừng với loại thuốc giảm huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim.
Bình luận về tin tức này
Xem Thêm Bình luận