Say trà và những giải pháp khắc phục hiện tượng say trà

Say trà xảy ra hầu hết với phụ nữ, trẻ em và những người có thể trạng yếu, gây ra hiện tượng như chóng mặt, mệt mỏi, chân tay bủn,...

Say trà xảy ra hầu hết với phụ nữ, trẻ em và những người có thể trạng yếu, gây ra hiện tượng như chóng mặt, mệt mỏi, chân tay bủn,...Để tạo thói quen uống trà hiệu quả, NOTE tea xin giới thiệu đến các bạn một số mẹo vặt để không bị say trà. Cùng theo dõi nhé!

Say trà và những giải pháp khắc phục

1. Say  trà là gì?

Trà có thể là một trong những thức uống tốt cho sức khỏe của cơ thể và tâm trí của bạn. Nhưng nếu bạn uống quá nhiều trà đặc biệt là trà đậm trong thời gian ngắn dẫn đến kích thích quá mức hệ thống thần kinh trung ương và dạ dày. Hiện tượng này được gọi là say trà.

2. Những dấu hiệu của việc say trà

Dù bạn là tín đồ của trà, uống trà lâu năm hay mới bắt đầu dùng trà. Nhưng nếu bạn dùng trà không đúng cách sẽ bị say trà. Một số biểu hiện cho thấy bạn đang bị say trà như:

Chóng mặt, ù tai, đánh trống ngực, run rẩy, đổ mồ hôi lạnh, run chân tay và đói cồn cào.

Say trà có thể làm nặng thêm các vấn đề về tiêu hóa hoặc dạ dày như loét hoặc trào ngược axit.

Lá trà mới hái với nồng độ dược chất cao cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn có cảm giác say trà

Những người thường uống các loại trà lên men cao hơn như đen, Ô Long và pu-erh có thể gặp những tác động này khi họ chuyển sang trà có mức độ lên men thấp hơn nhiều, chẳng hạn như xanh hoặc trắng. Đây cũng được gọi là say trà.

Trà quá đậm dẫn đến bị say trà

Xem thêm bài viết: Cách phân biệt các loại trà

2. Các giải pháp khắc phục hiện tượng say trà


Ngay khi bạn có các giác bị say trà, cách hiệu quả để cải thiện tình hình hiệu quả nhất là ăn ngay một cái gì đó. Dưới đây, NOTE tea xin giới thiệu 3 loại thực phẩm có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng khó chịu này

2.1.Thịt

Thực phẩm tốt nhất mà chúng tôi khuyên dùng là thịt, có thể dễ dàng giúp bạn dễ chịu và tạo cảm giác no không bị say trà.

Ăn no để không bị say trà

2.2.Kẹo đường

Nó nhằm mục đích làm cho lượng đường trong máu của bạn tăng lên, khiến bạn ít gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào từ việc uống trà.

2.3.Uống Syrup

Ngoại trừ việc ăn một số thực phẩm, xi-rô được coi là một lựa chọn khôn ngoan khi bị say, bằng cách cho một ít nước hòa với mật ong, đường nâu hoặc kẹo cứng.

3. Một số lưu ý khi uống trà để không bị say trà 

3.1.Pha trà nhạt vừa uống

Giảm bớt lượng trà và thời gian hãm trà để trà không quá đậm. Việc uống trà nhạt hơn không chỉ để tránh tác dụng phụ mà còn rèn luyện cho khẩu vị được tinh tế.

3.2.Không uống trà khi đói

Uống trà lúc đói rất dễ bị say và ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa

3.3.Uống trà kèm với ít đồ ăn nhẹ

Trà ngon làm cho nó phù hợp tuyệt vời với bất kỳ đồ ăn nhẹ, đối với những người thích đồ ăn nhẹ ngọt hoặc mặn, chúng luôn luôn là một trợ giúp tuyệt vời để ngăn chặn hoặc thoát khỏi tình trạng khó chịu của hiện tượng say trà.

không nên uống trà khi bụng đói

3.4.Tránh các loại trà mới hái

Những chiếc lá trà mới hái chúng thường chứa nồng độ caffeine, alkaloids hoạt động cao hơn so với các loại trà cũ. Tốt nhất là giữ trà ít nhất nửa tháng trước khi uống.

Say trà tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó làm bạn khó chịu trong một thời gian ngắn. Nếu không biết cách xử lý kịp thời sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. NOTE tea hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.